Triển khai số hóa kết hợp với truy xuất nguồn gốc vào nông nghiệp, Hà Tĩnh nắm bắt cơ hội xúc tiến tiêu thụ cam vào các hệ thống siêu thị

15:26, 26/11/2021

Hà Tĩnh đang triển khai các giải pháp số hóa nông nghiệp kết hợp truy xuất nguồn gốc, mở ra phương thức tiêu thụ cam hiệu quả thông qua các hệ thống siêu thị và sàn TMĐT.

 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đẩy mạnh chính sách Phát triển kinh tế số nông nghiệp, phong trào phát triển cây ăn quả có múi. Từ những thành công bước đầu trong chuyển đổi số phương thức canh tác và tiêu thụ Bưởi Phúc Trạch, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai phát triển nông nghiệp số kết hợp truy xuất nguồn gốc các cây ăn quả có múi khác như cam để mở ra phương thức tiêu thụ hiệu quả hơn. Bởi cây cam đã bước đầu cho thấy tiềm năng, hiệu quả kinh tế, thích ứng trên nhiều vùng đất cao cạn, đất đồi vườn. Cây cam được coi là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho các hộ dân vùng đồi núi của Hà Tĩnh. Hiện Hà Tĩnh có hơn 1933 ha trồng cam, sản lượng cam toàn tỉnh năm nay ước đạt 23,828 tấn.

Đặc sắc gian hàng trưng bày cam Hương Sơn

Ngày 23/11, Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh đã được tổ chức trực tiếp tại TP Hà Tĩnh, kết hợp trực tuyến qua phần mềm Zoom cloud Meeting đến điểm cầu Trung ương, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và huyện, thị trong tỉnh. Tại điểm trực tiếp ở Trung tâm thương mại khách sạn BMC Hà Tĩnh có khu trưng bày, tháp cam của các huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc.

Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh tổ chức trực tiếp tại TP Hà Tĩnh

Sự kiện là dịp để quảng bá, hỗ trợ, xúc tiến và kết nối tiêu thụ cam cùng các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh trong điều kiện phát triển chuyển đổi số nông nghiệp trong thời dịch Covid-19; đồng thời đưa ra chiến lược để xây dựng thương hiệu cam và các sản phẩm nông sản của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Tại hội nghị, hệ thống truy xuất nguồn gốc cam Hà Tĩnh do Công ty Cổ phần iCheck triển khai xây dựng với tỉnh đã chính thức ra mắt tại địa chỉ https://camhatinh.gov.vn/. Đây là hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuẩn quốc gia và chuẩn GS1, số hóa việc quản lý toàn diện các hoạt động nội bộ như: xuống giống, bón phân, xử lý dịch hại, chăm sóc cây trồng vật nuôi, thu hoạch, sản xuất, chế biến, đóng gói…. Nhà phân phối thu mua sản phẩm và người tiêu dùng khi quét mã truy xuất nguồn gốc gắn trên sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về nhà vườn, điều kiện canh tác, thông tin chi tiết của sản phẩm. Nhờ vậy, bà con có thể chứng minh chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Giao diện cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Cam Hà Tĩnh

Đến nay, sản lượng cam tiêu thụ đạt 13.000 - 14.000 tấn, bước đầu thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Coopmart, sàn thương mại điện tử. Theo đại diện các đơn vị này, nhìn chung, các sản phẩm cam của Hà Tĩnh được đánh giá phong phú, đặc sắc về chủng loại, đẹp về mẫu mã và có chất lượng vượt trội trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Coopmart cho biết sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc, gồm 122 chi nhánh và hơn 500 cửa hàng thực phẩm Co.op Food. Sàn Voso cũng cam kết đồng hành cùng tỉnh tiêu thụ cam Hà Tĩnh, hỗ trợ chặt chẽ người nông dân bán hàng trên sàn TMĐT.

Mẫu tem truy xuất nguồn gốc Cam Hà Tĩnh

Kết quả này có được là nhờ việc tỉnh thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp bước đầu có hiệu quả, tập trung trồng cam quy mô lớn, đầu tư bài bản, ứng dụng được công nghệ cao trong sản xuất, kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ…Trong đó việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp số kết hợp triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp minh bạch thông tin trái cam, mà còn giúp đáp ứng yêu cầu của các nhà phân phối lớn và các đối tác nước ngoài. Từ đó thúc đẩy đưa cam Hà Tĩnh lên sàn TMĐT, vào các chuỗi siêu thị lớn dễ dàng hơn.Đến nay, sản lượng cam tiêu thụ đạt 13.000 - 14.000 tấn, bước đầu thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Coopmart, sàn thương mại điện tử. Theo đại diện các đơn vị này, nhìn chung, các sản phẩm cam của Hà Tĩnh được đánh giá phong phú, đặc sắc về chủng loại, đẹp về mẫu mã và có chất lượng vượt trội trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Coopmart cho biết sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc, gồm 122 chi nhánh và hơn 500 cửa hàng thực phẩm Co.op Food. Sàn Voso cũng cam kết đồng hành cùng tỉnh tiêu thụ cam Hà Tĩnh, hỗ trợ chặt chẽ người nông dân bán hàng trên sàn TMĐT.

Ngoài ra hiện nay các hiệp định thương mại như EVFTA đang mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hơn cho nông sản Việt nói chung và đặc sản Cam Hà Tĩnh nói riêng. Để nắm bắt cơ hội này, thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ là điều tất yếu, bởi đây là điều kiện quan trọng để đáp ứng yêu cầu đầu vào của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản…

Có thể thấy việc triển khai số hóa kết hợp với truy xuất nguồn gốc vào nông nghiệp sẽ giúp đặc sản Cam Hà tĩnh có cơ hội tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị, phân phối lớn cũng như các sàn TMĐT, từ đó góp phần quảng bá thương hiệu Cam Hà Tĩnh đến nhiều vùng miền trên cả nước.